Bạn có 0 sản phẩm
xem giỏ hàng
KD Máy in A0
0932 385 480
Ms.Lệ (KD)
0353 434 668
Ms.Mai(KD)
0932 385 469
Hỗ trợ kỹ thuật
0912 311 289
Hotline: 0913 232 009

Tin mới

Máy trạm workstation là gì?

Máy trạm workstation là gì? ưu thế vượt trội của các máy trạm so với các máy tính để bàn như thế nào, khi nào chúng ta cần sử dụng máy trạm.

Tại sao nên dùng Workstation

Định nghĩa về Workstation:

Workstation hay máy trạm là các máy tính chuyên dùng trong các lĩnh vực truyền hình, đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lí âm thanh, hình ảnh, biên tập phim, camera… Hiện tại nhiều người vẫn có thói quen dùng máy desktop để thực hiện những công việc này và ngày nay cấu hình của máy desktop cũng mạnh hơn trước nhiều nhưng việc sử dụng Workstation vẫn rất cần thiết.

-Để tìm câu trả lời chi tiết và thuyết phục hơn, Xin mời các bạn hãy cùng Công Nghệ Siêu Việt đi sâu vào phân tích hệ thống giữa máy trạm – workstation và máy tính để bàn – Desktop PC dưới đây.

Đây là một cách nhìn chi tiết về những khác biệt chính giữa các máy tính để bàn và các máy tính máy trạm. Hình ảnh minh họa dưới đây cho thấy, các chỉ số của máy trạm đều vượt trội hoàn toàn so với các máy tính để bàn thông thường như: Bộ nhớ, Card đồ họa, bộ vi xử lý và các tùy chọn mở rộng

Tìm hiểu các khái niệm:

  • ECC Memory và Non – ECC Memory: Một thanh RAM có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Do do, đối với một thanh RAM thông thường (Non-ECC) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ crash, đặc biệt là đối với các máy chủ.
  • RAID: (Redundant Arrays of Inexpensive Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
  • ISV(1): Independent Software Vendors - Các nhà cung cấp phần mềm độc lập, chứng nhận này được các hãng như AutoDesk, PTC, Dassault Systèmes tiến hành thử nghiệm và đưa ra những chứng thực về mức độ hiệu quả trong từng ứng dụng cụ thể. Đây cũng là một yếu tố giúp người dùng có cơ sở để lựa chọn CPU phù hợp nhất với công việc trong hiện tại và tương lai.

1. ECC Memory

 

 

Với các Workstation, được trang bị ECC Memory sử dụng kích thước từ ( Word size ) 72 bit trong đó có 64 bit dành cho xử lý dữ liệu và 8 bít dành cho mã ECC sẽ không bị xảy ra các lỗi hệ thống , lỗi màn hình xanh… trong quá trình xử lý dữ liệu đặc biệt là quá trình Render đồ họa. Bên cạnh đó các Workstation sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được thời gian, tăng năng suất làm việc của nhân viên khi không phải chờ đợi để thay thế linh kiện hỏng hỏng từ các bộ nhớ như các máy tính để bàn – Desktop Pc thông thường.

-Giải thích khái niệm: “ Word size” là gì:

"Kích thước từ" đề cập đến số lượng các bit xử lý bởi CPU của máy tính trong một chu kì (hiện nay, điển hình là 32 bit hoặc 64 bit). kích thước Bus dữ liệu, kích thước chỉ dẫn, kích thước địa chỉ.

Render là gì: Render ( tạm dịch trong tiếng Việt là kết xuất đồ hoạ) là một quá trình kiến tạo một mô hình (hoặc một tập hợp các mô hình) thành một cảnh phim hoặc hình ảnh nào đó. Mô hình là mô tả của các đối tượng ba chiều bằng một ngôn ngữ được định nghĩa chặt chẽ hoặc bằng một cấu trúc dữ liệu.

 

2. Xeon và Core CPUs

 

 

• Xeon hay Xeon CPU là bộ vi xử lý do hãng sản xuất Chip số một thế giới là Intel chế tạo. Các Xeon CPU có những đặc điểm vượt trội so với các thế hệ chip Core CPU như:

- L3 cache - CPU cache giống như lô nhỏ của bộ nhớ mà các bộ vi xử lý giữ đóng bằng để đẩy nhanh các ứng dụng nhất định. Hầu hết các bộ vi xử lý Xeon có 15-30MB bộ nhớ cache L3 tùy thuộc vào mô hình, gần gấp đôi các chip Core i7. Bộ nhớ cache này là một trong những lý do tại sao Xeon là nhanh hơn rất nhiều vào các ứng dụng PC Desktop sử dụng chip Core i7.

- Hỗ trợ RAM ECC - Error Checking and Correction (ECC) RAM phát hiện và sửa chữa hư hỏng dữ liệu phổ biến nhất trước khi nó xảy ra, loại bỏ các nguyên nhân gây ra nhiều sự cố hệ thống và biên dịch dữ liệu cho hiệu suất tổng thể ổn định hơn. Chỉ có bộ vi xử lý Xeon hỗ trợ ECC RAM.

- Nhiều lõi hơn, tùy chọn đa CPU - Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu càng nhiều lõi CPU càng tốt thì  Xeon CPU là sự lựa chọn số 1 cho bạn. Các bộ vi xử lý Xeon v3 mới tối đa hiện tại đạt đến 12 lõi (24 sau khi siêu phân luồng) trong khi ngay cả những mới Haswell-E i7-5960X chỉ có 8 lõi. Cấu hình đa CPU cũng chỉ có thể với Xeon.

- Tuổi thọ bền lâu: Bộ vi xử lý Xeon đáp ứng mọi điều kiện để xử lý các dữ liệu khổng lồ, chuyên sâu hơn và hoạt động không ngừng nghỉ.

 

3. CARD ĐỒ HỌA

 

 

Card đồ họa được trang bị cho các máy trạm – workstation có tuổi thọ, vòng đời sử dụng lâu dài hơn, độ tin cậy và khả năng ổn định cao hơn. Hơn nữa các Video Card này được trải qua quá trình kiểm nghiệm rất chặt chẽ của các hãng ISV(1) Software như AutoDesk, PTC, Dassault Systèmes về công năng và hiệu suất trước khi đưa vào sử dụng.

 

Video so sánh Render giữa Card màn hình Nvidia Quardro và Intel integrated P3000 được thực hiện bởi ISV - Autodesk

 

 

 

4. RAID

 

 

RAID được định nghĩa như thế nào? Trước hết RAID là viết tắt của Redundant Array of Inexpensive Disks (Hệ thống đĩa dự phòng). Đây là hệ thống hoạt động bằng cách kết nối một dãy các ổ cứng có chi phí thấp lại với nhau để hình thành một thiết bị nhớ đơn có dung lượng lớn hỗ trợ hiệu quả cao và đáng tin cậy hơn so với các giải pháp trước đây. RAID được sử dụng và triển khai thành phương pháp lưu trữ trong doanh nghiệp và các máy chủ, nhưng trong 5 năm sau đó RAID đã trở nên phổ biến đối với mọi người dùng.

 Lợi thế của RAID

 Có 3 lý do chính để áp dụng RAID:

 - Dự phòng

- Hiệu quả cao

- Giá thành thấp

Sự dự phòng là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển RAID cho môi trường máy chủ. Dự phòng cho phép sao lưu dữ liệu bộ nhớ khi gặp sự cố. Nếu một ổ cứng trong dãy bị trục trặc thì nó có thể hoán đổi sang ổ cứng khác mà không cần tắt cả hệ thống hoặc có thể sử dụng ổ cứng dự phòng. Phương pháp dự phòng phụ thuộc vào phiên bản RAID được sử dụng.

Có 3 cấp độ RAID sử dụng cho hệ thống máy tính để bàn là RAID 0, RAID 1 và RAID 5. Trong nhiều trường hợp thì chỉ hai trong ba cấp trên là có hiệu lực và một trong hai kỹ thuật được sử dụng không phải là một cấp độ của RAID.

 

5.ISV Certification – Chứng nhận ISV

 

 

- Như đã nói ở trên ISV(1) là Chứng nhận của bên thứ ba được thực hiện bởi một cơ quan độc lập. Để có được chứng nhận của bên thứ ba, phần cứng hoặc phần mềm đã xác nhận với một tập hợp các tiêu chuẩn chất lượng được xác định bởi các bên thứ ba đó với các yếu tố:

  • Phần mềm đã được thử nghiệm trên các nền tảng phần cứng
  • Đảm bảo rằng phần mềm sẽ chạy đúng cách
  • Nhiều vấn đề và lỗi đã được sửa chữa trước khi bạn phát hiện ra lỗi.
  • Hỗ trợ khách hàng tốt hơn
  • It có nguy cơ phải dành thời gian để tìm ra lý do tại sao phần cứng của bạn không chạy đúng.

Ví dụ: Đối với các card đồ họa của Nvidia được bên thứ 3 là hãng Autodesk kiểm tra thử nghiệm về khả năng render của nó khi sử lý các mô hình 2D hoặc 3D. Sau khi trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và đạt tiêu chuẩn thì các thiết bị này sẽ được Autodesk chứng nhận đạt yêu cầu, và lúc đó các thiết bị này được cấp chứng nhận gọi là ISV Certification.

Trên đây là 5 lý do được phân tích về ưu thế vượt trội của các máy trạm Workstation so với máy tính để bàn. Qua đó có thể giúp các bạn đinh hình được nhu cầu công việc của mình khi quyết định sử dụng Workstation hay Desktop PC.

Kết luận: Nếu sử dụng các ứng dụng văn phòng bình thường không mang tính chất xử lý đa nhiệm hoặc render bạn có thể chọn Desktop PC. Nhưng để xử lý các phần mềm mô phỏng , thiết kế máy móc, 3D MAX, dựng phim ở chất lượng và độ chính xác cao thì lựa chọn hàng đầu cho bạn là những máy trạm – Workstation mạnh mẽ.

( Công Nghệ Siêu Việt )

Một số hình ảnh và video được sử dụng từ Autodesk University

 

 

 

 

 


Xem tin khác

Tư vấn sản phẩm

0913.232.009
024.3745.0089